Quyền định đoạt chứng từ của Ngân hàng phát hành

Trong phương thức giao dịch L/C, Ngân hàng phát hành hay người mở L/C là người có quyền định đoạt bộ chứng từ xuất trình là phù hợp hay không phù hợp?

Qua bài viết này trang Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ chia sẻ cho các bạn Quyền định đoạt chứng từ của Ngân hàng phát hành trong giao dịch thanh toán bằng L/C.

Về nguyên tắc, L/C là cam kết của Ngân hàng phát hành đối với người hưởng về việc thanh toán bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Khi L/C đã được phát hành, người hưởng chỉ biết Ngân hàng phát hành trong việc thanh toán, mà không cần liên hệ chính thức đến người mở. Cũng như vậy, Ngân hàng phát hành chỉ biết đến nghĩa vụ phải thanh toán chứng từ xuất trình phù hợp mà không thể viện bất cứ lý do nào từ người mở.

>>>>>>> Xem thêm: ETA và ETD là gì?

1.Quyền định đoạt chứng từ của Ngân hàng phát hành

Khi bộ chứng từ bất hợp lệ, Ngân hàng phát hành có quyền từ chối thanh toán, còn người hưởng sẽ mất quyền đòi tiền do không lập được bộ chứng từ hợp lệ. Tuy nhiên, tùy theo từng tình huống cụ thể để Ngân hàng phát hành quyết định từ chối hay tiếp xúc với người mở để chấp nhận chứng từ bất hợp lệ. Cụ thể như sau:

– Nếu người mở đã ký quỹ 100% giá trị L/C, thì việc chấp nhận bộ chứng từ hợp lệ là việc của người mở. Rủi ro phát sinh do chứng từ bất hợp lệ do người mở chịu.

– Nếu người mở chưa ký quỹ hoặc ký quỹ chưa đủ, thì ngân hàng cần xem xét hai khả năng: học xuất nhập khẩu

+ Khách hàng có uy tín, đảm bảo khả năng thanh toán tốt, thì ngân hàng tiếp xúc với người mở để chấp nhận hay từ chối chứng từ, đồng thời yêu cầu chuyển tiền thanh toán hay làm thủ tục cấp tín dụng.

+ Nếu người mở có dấu hiệu mất khả năng thanh toán, phá sản… thì ngân hàng có quyền không tiếp xúc với người mở, mà tự mình từ chối bộ chứng từ bất hợp lệ.

quyền định đoạt chứng từ của Ngân hàng phát hành

Là một bên tham gia L/C, nên người mở cũng bị ràng buộc bởi những quyền lợi và nghĩa vụ bởi UCP. Do vậy, chứng từ bất hợp lệ thì không chỉ Ngân hàng phát hành có quyền từ chối, mà ngay cả người mở khi được ngân hàng hỏi ý kiến, cũng có quyền từ chối bộ chứng từ. Ngân hàng phát hành phải kiểm tra chứng từ, nếu có những bất hợp lệ, thì hoặc là từ chối hoặc là tiếp xúc với người mở để hỏi ý kiến.

Tuy nhiên, người mở không chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cho Ngân hàng phát hành nếu Ngân hàng phát hành đơn phương chấp nhận và thanh toán bộ chứng từ bất hợp lệ. Đây là một nhận thức quan trọng đối với các nhà nhập khẩu trong giao dịch L/C khi phát hiện những dấu hiệu xấu từ phía người giao hàng (chất lượng, số lượng hàng không đúng quy định…) nhằm tránh những rủi ro trong kinh doanh. Người mua cũng có thể lợi dụng những sự không hợp lệ của chứng từ để buộc người bán giảm giá. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt tphcm

Về nguyên tắc, với chức năng của L/C là công cụ thanh toán, do đó, không loại trừ khả năng Ngân hàng phát hành tiếp xúc với người hưởng để yêu cầu người này sửa chữa, bổ sung những khiếm khuyết của chứng từ trong thời gian cho phép.

Mọi sự tiếp xúc với người mở chỉ được giới hạn trong thời gian 5 ngày làm việc sau ngày Ngân hàng phát hành nhận được chứng từ. Mọi sự tiếp xúc với người thụ hưởng chỉ được giới hạn trong thời gian hiệu lực của L/C và tuân thủ quy tắc thời hạn xuất trình chứng từ vận tải.

quyền định đoạt chứng từ của Ngân hàng phát hành

Mong rằng bài viết “Quyền định đoạt chứng từ của Ngân hàng phát hành” sẽ hữu ích với bạn!

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bài viết về nên học xuất nhập khẩu ở đâu tốt của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *