D/O là gì? Phí D/O như thế nào?

Ở bài viết trước, chúng tôi đã hướng dẫn bạn chi tiết về manifest và việc khai manifest. Sau khi khai manifest, Hải quan sẽ kiểm tra và thấy thông tin hợp lí, Hãng tàu/forwarder sẽ làm D/O để người nhận mang D/O đến lấy hàng. Vậy D/O là gì? D/O có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Phí D/O như thế nào?

>>>>>> Xem thêm: Manifest là gì? Khai manifest như thế nào?

1.D/O là gì?

D/O lệnh giao hàng (Delivery Order) là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,…

Phí D/O (Delivery Order fee) hay còn gọi là phí lệnh giao hàng, phí này phát sinh khi hàng cập cảng đến và hãng tàu/forwarder làm D/O lệnh giao hàng để consignee mang D/O này ra cảng xuất trình với HQ để lấy hàng. tìm việc xuất nhập khẩu tại hà nội

Nhiều bạn thường hiểu sai phí này là phí chứng từ vì D/O giống chữ Documentation nhưng hiểu vậy là sai. Phí chứng từ  là Documentation fee. Khi shipper hay consignee nhờ forwader làm giúp packing list, commercial invoice hay sales contract…thì họ thu phí gọi là phí chứng từ.

Thường thì D/O phát hành khi hãng tàu đã khai manifest

Như vậy, đơn giản có thể hiểu Lệnh giao hàng là giấy chỉ thị người này (người đang giữ hàng) giao cho người nào đó (có ghi trong lệnh giao hàng consignee). học xuất nhập khẩu online

Để có thể nhận được hàng, doanh nghiệp nhập khẩu bắt buộc phải tập hợp đầy đủ Lệnh giao hàng để có thể nhận hàng từ người viết bill (Shipper)

D/O là gì

Mẫu lệnh giao hàng D/O

2.Các loại lệnh giao hàng D/O

Thường trong lúc học không phân biệt D/O nào là của ai ban hành và làm sao cầm D/O mà lấy được hàng. Có nhiều trường hợp có D/O chưa chắc bạn nhận được hàng từ cảng. Có thể bạn thiếu một số chứng từ cần thiết nữa. Sau đây việc phân loại các D/O sẽ giúp bạn làm rõ mình đang cầm chứng từ gì và mình cần có đủ những chứng từ nào để nhận được hàng. kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

– D/O của forwarder: Lệnh giao hàng của đại lý vận chuyển có thể hiểu là đại lý vận chuyển ban hành lệnh này để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận (doanh nghiệp nhập khẩu). Tuy nhiên, đại lý vận chuyển không phải là người viết Bill nên không thể chỉ dùng lệnh này để nhận hàng mà bạn yêu cầu phải có những chứng từ kèm theo. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm

– D/O của hãng tàu: Lệnh giao hàng của hãng tàu là lệnh hãng tàu phát hành để yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nào đó. Thường mối quan hệ sẽ là: Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho consignee thực sự (doanh nghiệp nhập khẩu). Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng. xuất nhập khẩu lê ánh có tốt không

 Có thể hiểu đơn giản điều này như quan hệ bắc cầu. Ông A (hãng tàu) là người đại diện giữ và vận chuyển hàng yêu cầu giao hàng cho ông B (forwarder) khi hàng đến bờ bên kia của nước nhập khẩu. Ông B yêu cầu giao hàng cho ông C (doanh nghiệp nhập khẩu) lúc đó ông C mới có quyền lấy hàng. Trong trường hợp chỉ dựa vào yêu cầu giao hàng mà ông B giao cho ông C thì không có cơ sở để bên giữ hàng giao hàng cho bạn. Đó là trường hợp mà khi cầm D/O của forwarder trong tay bạn vẫn không thể nhận được hàng. học khai báo thuế

Nguồn bài viết:  https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn!

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu ở các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 

học xuất nhập khẩu ở đâu tốt hà nội

5/5 - (8 bình chọn)

One Comment

  • Nguyễn Văn Nhật

    Mình đang có hiểu nhầm về A/N: Giấy báo hàng đến với D/O: Lệnh giao hàng, bạn nào hiểu rõ về hai cái này không, khi mình đi nhận hàng thì phải bắt buộc xuất trình hai chứng từ này luôn hả, nó khác nhau như thế nào vậy ạ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *