Thanh khoản trong xuất nhập khẩu là gì?

Hàng hoá / nguyên vật liệu nhập khẩu nhằm phục vụ sản xuất – gia công hàng xuất khẩu thì được miễn thuế nhập khầu. Tuy nhiên, để xác định được Doanh nghiệp nhập về̀ có thực sự XK toàn bộ số hàng đã NK đó không thì Hải quan cần căn cứ vào Tờ khai hàng hoá XK (TKHHXK) tương ứng để xác định. Vì vậy, trước mắt, khi nhập hàng hóa/ nguyên vật liệu về, doanh nghiệp NK vẫn phải tạm nộp thuế NK theo mức thông thường. Đồng thời đăng ký với Hải quan định mức nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu (sẽ được mở sổ để theo dõi).

Khi doanh nghiệp XK thành phẩm có sử dụng hàng hóa/ nguyên vật liệu NK nói trên xong thì sẽ dùng TKHHXK để đối chiếu với Hải quan, xác định đã tái xuất số lượng cụ thể hàng hóa/ nguyên vật liệu đã NK. Sau đó, Hải quan  xác nhận luôn số thuế NK đã tạm nộp sẽ được hoàn lại. Toàn bộ bước này được gọi là thanh khoản trong xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm sẽ là những chứng từ được dùng trong việc hạch toán và hoàn thuế.

>>>>> Xem thêm: Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

Trình tự thực hiện thanh khoản

– Đối với cá nhân, tổ chức:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục

– Đối với cơ quan nhà nước:

+ Tờ khai nhập khẩu trước, tờ khai xuất khẩu trước phải được thanh khoản trước; trường hợp tờ khai nhập khẩu trước nhưng do nguyên liệu, vật tư của tờ khai này chưa đưa vào sản xuất nên chưa thanh khoản được thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình với cơ quan hải quan khi làm thủ tục thanh khoản.

+ Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm.

+ Một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư có thể được thanh khoản nhiều lần.

+ Một tờ khai xuất khẩu chỉ được thanh khoản một lần.

Riêng một số trường hợp như một lô hàng được thanh khoản làm nhiều lần, sản phẩm sản xuất xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được thanh khoản từng phần. Cơ quan hải quan khi tiến hành thanh khoản phải đóng dấu “đã thanh khoản” trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu gốc lưu tại đơn vị và tờ khai hải quan gốc người khai hải quan lưu, trường hợp thanh khoản từng phần thì phải lập phụ lục ghi rõ nội dung đã thanh khoản (tờ khai nhập khẩu, nguyên vật liệu, tiền thuế…) để làm cơ sở cho việc thanh khoản phần tiếp theo.

thanh khoản trong xuất nhập khẩu

Thủ tục thanh khoản:

Cụ thể, thủ tục thanh khoản như thế nào, quy trình chi tiết như thế nào?

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản:

Hồ sơ thanh khoản gồm các bảng, biểu và các loại chứng từ được quy định tại phụ lục kèm theo. Khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các việc sau đây:

– Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ của bộ hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp và xuất trình.

– Nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi thanh khoản, lấy số, trả doanh nghiệp 01 bản.

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp nộp hoặc xuất trình bổ sung hoặc trả lời từ chối tiếp nhận hồ sơ trong ngày, ghi rõ lý do trên phiếu yêu cầu nghiệp vụ (ghi cụ thể những chứng từ còn thiếu) và trả hồ sơ cho doanh nghiệp. chứng chỉ hành nghề kế toán

Bước 2. Kiểm tra tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ thanh khoản.

– Kiểm tra tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp và xuất trình;

– Nếu hồ sơ đồng bộ, hợp lệ thì chuyển sang kiểm tra chi tiết.

– Nếu hồ sơ không đồng bộ, không hợp lệ thì thông báo cho doanh nghiệp biết và ghi rõ lý do trên phiếu yêu cầu nghiệp vụ (ghi cụ thể những nội dung không đồng bộ, không hợp lệ) và trả hồ sơ cho doanh nghiệp.

– Bước này thực hiện tối đa 04 ngày làm việc.

Bước 3. Kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản của doanh nghiệp.

Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ tại bước này thực hiện các việc:

  1. Nếu thanh khoản thủ công:

– Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu, định mức với hồ sơ thanh khoản của doanh nghiệp. Đối với những tờ khai có nghi vấn thì đối chiếu với tờ khai lưu tại Chi cục hải quan.

– Kiểm tra kết quả tính toán trên bảng thanh khoản.

– Kiểm tra báo cáo tính thuế. Trung tâm vinatrain lừa đảo

  1. Nếu thanh khoản bằng máy tính: Đối chiếu số liệu các tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu, định mức, hồ sơ thanh khoản của doanh nghiệp với số liệu trên máy.
  2. Trường hợp số liệu thanh khoản của doanh nghiệp có sai sót thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình và báo cáo lãnh đạo Chi cục xem xét chỉ đạo xử lý.
  3. Xác nhận kết quả kiểm tra hồ sơ thanh khoản vào các bảng biểu thanh khoản, ký đóng dấu công chức.

Đối với những trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế thì bước 3 này được thực hiện sau khi đã hoàn thành bước 4 (trừ việc bàn giao hồ sơ lưu sang bộ phận phúc tập). tự học kế toán online miễn phí

Bước 4. Làm thủ tục không thu thuế; hoàn thuế:

Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ tại bước này thực hiện các việc:

– Đề xuất việc giải quyết không thu thuế, hoàn thuế trình lãnh đạo Chi cục;

– Trên cơ sở văn bản đề nghị của doanh nghiệp, đề xuất trình lãnh đạo Chi cục giải quyết thu thuế đối với nguyên vật liệu dư thừa, không đưa vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo nguyên tắc thu các loại thuế theo đúng quy định. Đối với nguyên vật liệu vật tư nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;

– Thảo văn bản trình lãnh đạo Chi cục ký báo cáo cấp trên đối với những vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết của Chi cục;

– Lập Quyết định không thu thuế, hoàn thuế; trình ký Quyết định; đóng dấu lưu hành quyết định;

– Đóng dấu “Đã thanh khoản” lên tờ khai xuất khẩu, chứng từ thanh toán; đóng dấu “Đã hoàn thuế”, “không thu thuế” lên tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu (bản chính doanh nghiệp lưu). Trả doanh nghiệp 01 bộ bảng biểu thanh khoản; 01 bản Quyết định không thu thuế hoặc hoàn thuế; các chứng từ khác doanh nghiệp xuất trình. chứng chỉ kế toán trưởng của bộ tài chính

– Chuyển 01 bản Quyết định không thu thuế, hoàn thuế cho bộ phận kế toán thuế để triển khai thực hiện Quyết định.

– Bàn giao hồ sơ lưu ( theo mẫu: BB/2006 ) sang bộ phận phúc tập để tiến hành phúc tập theo Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành.

Đối với những hồ sơ thanh khoản được kiểm tra chi tiết sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế thì các công việc của bước 4 này được làm trước bước 3; riêng việc bàn giao hồ sơ lưu sang bộ phận phúc tập được tiến hành sau khi hoàn thành việc kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

– Thành phần hồ sơ, bao gồm: học kế toán online miễn phí

+ Công văn yêu cầu thanh khoản, hoàn lại thuế, không thu thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, trong đó có giải trình cụ thể số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số lượng hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;

+ Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;

+ Chứng từ nộp thuế đối với trường hợp đã nộp thuế: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;

+ Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan; hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chính;

+ Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp): 01 bản sao;

+ Chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì nộp thêm 01 bản chính bảng kê chứng từ thanh toán qua ngân hàng;

+ Hợp đồng liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu là trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản sao; học kế toán trực tuyến

+ Bảng đăng ký định mức (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp)

+ Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản (theo mẫu 17/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính;

+ Bảng báo cáo nhập-xuất-tồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu 18/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính;

+ Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu 19/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này);

 + Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn!

Nguồn tham khảo: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Nếu bạn chưa có kiến thức về xuất nhập khẩu, bạn nên tham gia khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín. 

5/5 - (3 bình chọn)

2 Comments

  • Hà Phạm

    Thủ tục thanh khoản xuất nhập khẩu trên đây có khớp với Thủ tục thanh khoản tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu hay, nếu khác thì khác như thế nào và cần lưu ý điều gì không?

  • Nguyền Thị Hòa

    Không biết là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì khái niệm thanh khoản này có khác gì so với thanh khoản trong kế toán hay không, mà quá trình thực hiện có nhiều điểm khác nhau hoàn toàn luôn. Bạn nào có thể nói rõ hơn về khái niệm thanh khoản trong xuất nhập khẩu được hay không

Trả lời Hà Phạm Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *